fbpx Press "Enter" to skip to content

9 BÀI HỌC SÂU CAY XOAY QUANH CHỮ “TIỀN”

Contents

1. Mang tỏi đổi vàng.

Chuyện kể rằng, một thương nhân nọ đem hai bao tỏi đến ngôi làng, nơi mà người dân chưa từng nhìn thấy tỏi. Họ vô cùng thích thú và mang vàng đổi tỏi. Thế là người thương nhân kiếm được hai túi vàng.

Một thương nhân khác nghe nói vậy liền đem hai bao hành tây đến đó, người dân ở đó nhìn thấy hành tây càng thích thú hơn. Họ nghĩ dùng vàng không thể biểu đạt hết được tình cảm của họ dành cho thương nhân, thế là họ đem hai bao tỏi quý giá tặng cho người thương nhân đó.

Bài học : Đọc xong câu chuyện, không ít người bật cười. Nhưng sau tiếng cười, họ nhanh chóng chiêm nghiệm ra ý nghĩa ẩn sau đó: Người biết nắm bắt cơ hội trước sẽ nắm vàng, người bước theo có thể sẽ nhận tỏi! Phần thưởng thuộc về người biết: Đi trước một bước! Những người giàu có luôn hơn chúng ta ở điểm này.

Bài học cuộc sống

2. Gửi Rolls-Royce vay 500 đô.

Một ông chủ đến ngân hàng trên phố Wall vay 500 USD trong hai tuần. Ngân hàng cho vay nhất định phải có thế chấp và ông ta dùng chính chiếc xe Rolls-Royce đỗ trước cửa làm vật thế chấp. Nhân viên ngân hàng đưa xe vào kho và thực hiện các thủ tục cho vay.

Hai tuần sau, ông ta đến ngân hàng chi trả, tiền lãi chỉ có 15 USD. Nhân viên ngân hàng phát hiện trong tài khoản của ông ta có mấy trăm vạn, liền hỏi vị khách hàng tại sao muốn vay tiền. Ông ta nói: “Phí gửi xe hai tuần 15 USD, ở phố Wall này không tìm đâu ra được”.

 Bài học: Người ta vẫn nói “con người hơn nhau ở cái đầu”, quả không sai! Khoảng cách xa nhất giữa giới thượng lưu và người nghèo khó có lẽ nằm ở hai chữ “tư duy”. Không chỉ cần “động não” để nghĩ cách kiếm tiền, bạn còn phải lưu tâm trong việc sử dụng đồng tiền sau cho hợp lý và tiết kiệm nhất, có như vậy mới mong chóng giàu.

3. Làm thế nào tôi mua được BMW?

Một cái máy tính vừa ý có giá tới 30 triệu đồng, trong khi tiền lương hàng tháng của anh ta chỉ loanh quanh 6 triệu. Người vợ khi biết ý định của chồng, trợn tròn mắt và nói: “Anh khùng rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”.

Anh ta buồn bã hỏi một người bạn nên làm thế nào và nhận ngay “xô nước lạnh”: “Anh không xứng với cái máy tính đó vì đến cái mình thích mà anh cũng không có đủ dũng khí để theo đuổi thì sau này còn làm được trò trống gì trong xã hội này đây?”

Anh ta cắn răng để mua. Vì để trả nợ anh ta đã không ngừng làm thêm, cày cả ngày lẫn đêm. Cuối cùng nội trong một tháng anh ấy đã trả hết số tiền còn thiếu. Người vợ cũng không vì sự điên khùng của anh ấy mà đòi ly hôn.

Sau đó, vợ anh ta dẫn anh đến chỗ mua xe, nói: “Anh à, chúng ta vay tiền mua chiếc xe BMW nhé”. Anh ta rất hoảng hốt, cho rằng vợ mình khùng rồi. Nhưng rồi, một năm sau anh ta trả hết số tiền vay mua xe BMW.

 Bài học: Đương nhiên, câu chuyện này không khuyên bạn “cứ mua đi rồi về trả nợ”, nó chỉ muốn nhắn nhủ với bạn rằng, nếu không đủ can đảm để theo đuổi thứ mình thích, bạn chắc chắn sẽ chẳng thể thành công.

4. Con ngựa lười.

Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.

Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.
Sau đó con ngựa lười bị làm thịt. Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.

 Bài học: Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa. Khi đi làm, nếu không thể cho cấp trên và công ty thấy giá trị của bản thân thì đừng mong tới ngày nhận được thù lao tương xứng, chưa kể còn mất việc như chơi. Trước khi đòi hỏi quyền lợi, hãy cống hiến.

5. Người nông dân “nghèo hoàn nghèo”.

Thấy người nông dân nọ mãi hoài nghèo khó, người hàng xóm cạnh nhà ngỏ ý muốn hỗ trợ. Ông hỏi người nông dân: “Bác có trồng lúa mạch không, tôi có hạt giống?”
Người nông dân: “Không, tôi sợ trời không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy ông có trồng bông không?”.
Người nông dân: ” Không, tôi sợ côn trùng ăn hết bông”.
Người kia hỏi tiếp: “Vậy ông trồng gì?”.
Người nông dân: “Không trồng gì hết, tôi phải bảo đảm an toàn”.

Người hàng xóm nghe được câu trả lời bèn lắc đầu bỏ đi.
 Bài học: Một người không dám mạo hiểm đối mắt với thử thách, không tìm cách khắc phục và vượt qua khó khăn mà ý nghĩ đầu tiên luôn là “bỏ cuộc” thì chắc chắn sẽ chẳng làm được gì.

6. Khi trời mưa.

Ba người ra khỏi nhà, một người mang dù, một người cầm gậy chống, một người đi tay không.

Khi trở về, người cầm dù bị ướt đẫm, người cầm gậy chống bị thương, người còn lại thì không sao hết.

Chuyện là, khi mưa đến, người có dù hiên ngang đi, nhưng lại bị ướt; khi đi trên đường bùn đất, người có gậy chống liều lĩnh bước, và liên tục bị ngã. Người không có gì trong tay, khi mưa đến thì trú, khi đường xấu thì đi rất cẩn thận, và cuối cùng không bị sao cả.

 Bài học: Rất nhiều khi chúng ta không bại bởi thiếu khuyết, mà là bại bởi ưu thế của mình. Sẽ thật ngu ngốc khi bạn không những không tận dụng được lợi thế của mình mà còn vì chủ quan dẫn tới lĩnh thất bại.

7. Đánh vợ.

Một gia đình có ba người con trai, bọn họ từ nhỏ đã sống trong cảnh bố mẹ cãi nhau suốt ngày, người mẹ thường xuyên bị thương tích đầy mình. Anh cả nói: “Mẹ thật đáng thương! Anh sau này sẽ phải tốt với vợ”.

Anh hai nói: “Kết hôn thật chẳng có ý nghĩa gì, khi lớn lên em nhất định sẽ không kết hôn!”

Cậu em út nói: “Vốn dĩ là chồng có thể đánh vợ như thế này!”.
 Bài học: Cho dù hoàn cảnh giống nhau, nhưng lối tư duy khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời khác nhau. Suy nghĩ đúng đắn và tích cực sẽ dẫn lối cho bạn tới một tương lai tốt đẹp hơn.

8. Lợn rừng và ngựa hoang.

Lợn rừng và ngựa hoang cùng nhau ăn cỏ, lợn rừng thường xuyên giở trò xấu, không phải đạp lên cỏ xanh thì cũng làm đục nước.

Ngựa vô cùng tức giận, một lòng muốn trả thù, liền đi tìm thợ săn giúp đỡ. Thợ săn nói sẽ đồng ý nếu ngựa để cho hắn cưỡi. Thế là thợ săn cưỡi ngựa và săn được heo rừng, rồi sau đó dắt ngựa về cột ở chuồng, ngựa mất sự tự do ban đầu mà mình vốn có.

Bài học: Bạn không dễ dàng tha thứ cho người khác thì sẽ chỉ mang đến cho mình những điều mệt mỏi, phiền toái. Rồi cuối cùng, lại tự trói buộc mình trong những rào cản vô hình.

9. Tờ 100 đô la.

Trong buổi diễn thuyết, giáo sư mở đầu bài thuyết trình bằng cách giơ lên một tờ 100 đô và hỏi : “Nếu tôi tặng tờ 100 đôla này cho một trong số các bạn, có ai muốn nhận không?”. Rất nhiều cánh tay giơ lên trong hội trường.

Giáo sư nói tiếp: “Tôi sẽ tặng cho một người nhưng đợi tôi làm điều này đã nhé”. Ông vò nhàu tờ đôla rồi hỏi: “Còn ai muốn lấy nó không?”. Nhiều cánh tay vẫn giơ lên. Ông lại ném tờ tiền giấy xuống chân mình, chà đạp một cách không thương tiếc. Rồi ông nhặt tờ tiền nay đã trở nên nhàu nát và dơ bẩn hỏi tiếp: “Còn ai muốn lấy tờ 100 đôla này không?”. Nhiều cánh tay vẫn giơ lên.

Lúc này, vị giáo sư mới cất giọng ôn tồn: “Các bạn đã nghiệm ra bài học giá trị này chưa? Dù đồng tiền có bị giày xéo hay vò nát, các bạn vẫn muốn có bởi vì giá trị của nó không thay đổi hay giảm đi. Nó vẫn là tờ 100 đôla”.

 Bài học: Dù dòng đời có quăng bạn xuống đất, vò nát và khiến bạn trở nên yếu đuối hay sợ hãi cũng đừng bao giờ tự đánh mất giá trị bản thân.

Be First to Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay: 0934 409 424