Dạy con Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được coi là giai đoạn vàng để phát triển trí tuệ. Hình thành năng lực, nhân cách và phẩm chất tốt đẹp của con người. Do đó, việc dạy con sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác dụng phi thường đối với sự phát triển trưởng thành của một đứa trẻ.
Nếu biết cách dạy con từ sớm sẽ đem lại cho con bạn một tương lai tốt đẹp hơn. Hạnh phúc thông minh hơn. Phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đây là một hình thức đầu tư đòi hỏi sự kiên trì từ phía gia đình nhưng kết quả nó mang lại sẽ hoàn toàn xứng đáng với những gì chúng ta bỏ ra.
Contents
- 1 I. Những gợi ý với Phụ huynh khi dạy con học mà chơi và Tạo sự hứng thú khám phá:
- 2 II. Trình tự tiếp xúc/học nói/học đọc tiếng Việt
- 3 III. Trình tự tiếp xúc/học nói/học đọc tiếng Anh
- 4 IV. Dạy con Học giao tiếp tiếng Anh
- 5 V. Xây dựng nền tảng toán học cho trẻ
- 6 1. Lứa tuổi 3-4.5 tuổi
- 7 2. Lứa tuổi 4.5 – 6 tuổi
- 8 VI. Khám phá thế giới khoa học
- 8.1 Trẻ mầm non và tiểu học theo các sách Mỹ phân chia Khoa học theo 4 lĩnh vực chính sau:
- 8.1.1 I. Life Science (Khoa học đời sống)
- 8.1.2 II. Physical Science (Khoa học vật lý)
- 8.1.3 III. Earth Science (Khoa học trái đất)
- 8.1.4 IV. Process Science (các kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ…, các dụng cụ sử dụng khi làm thí nghiệm)
- 8.1.5 1. Skills: Hypotheses, Data Sheets, Using Diagrams, Draw Conclusions, Observation vs. Inference, Identify and Control Variables, Using Graphs…
- 8.1.6 Bước đầu hiểu về cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ động vật.
- 8.1.7 Các nhu cầu thiết yếu để cây có thể sống và lớn lên.
- 8.1.8 Thời tiết/Mùa
- 8.1 Trẻ mầm non và tiểu học theo các sách Mỹ phân chia Khoa học theo 4 lĩnh vực chính sau:
I. Những gợi ý với Phụ huynh khi dạy con học mà chơi và Tạo sự hứng thú khám phá:
1. Khi dạy con để giờ học cũng như đang chơi:
Thành công trên hành trình đi, không phải ở đích đến.
Luôn luôn gắn liền trẻ với thực tế cuộc sống.
Trẻ được phép làm sai và được quên.
Làm gương cho trẻ.
Cùng trẻ chơi mà học – Học mà chơi vui vẻ, nhẹ nhàng.
Không tạo áp lực lên trẻ.
Không kiểm tra trẻ quá nhiều.
Khi Bắt đầu bố mẹ dạy con sẽ tạo cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học từ 4 tuổi. Mỗi lần 10 phút, thay đổi hoạt động cho trẻ đỡ chán
Tạo môi trường học tập cho con tại nhà.
2. Tạo sự hứng thú khám phá cho trẻ
Cùng con chơi, dạy con tìm hiểu, đọc sách.
Lôi cuốn trẻ vào hoạt động/tìm hiểu vấn đề bằng chính sự hứng thú của Phụ huynh.
Trả lời trẻ khi trẻ đặt câu hỏi, khơi gợi để trẻ suy nghĩ.
Phụ huynh nên khen, khích lệ trẻ, thể hiện sự vui mừng trên nét mặt. Khi dạy con đặc biệt chú ý Không nên đánh giá trẻ.
Cho trẻ tham gia đa dạng các hoạt động ở các lĩnh vực, nhất là các hoạt động mang tính sáng tạo.
Tránh dùng các từ ra lệnh với trẻ.
II. Trình tự tiếp xúc/học nói/học đọc tiếng Việt
Phụ huynh có thể đánh máy, dán chữ tiếng Việt lên đồ vật, ví dụ “cái tủ”, “cái bàn”…. và dạy con chỉ cho con xem, đọc cho con nghe mỗi ngày.
Kể chuyện/ đọc truyện cho con nghe. Chọn những truyện được viết với văn phong trong sáng, từ ngữ chuẩn.
Khi trẻ đã nói sõi, chơi đánh vần miệng với trẻ sẽ giúp trẻ nhanh biết đọc.
Học bảng chữ cái.
Học đọc các vần đơn giản.
Sau dịp Tết trước khi con vào lớp 1 nên tăng cường cho con tập đọc trơn tru.
III. Trình tự tiếp xúc/học nói/học đọc tiếng Anh
Bắt đầu dạy con từ nghe phát âm từ vựng, các câu giao tiếp đơn giản. Nghe các bài hát.
Học từ vựng qua thẻ từ: đảm bảo khi học mỗi từ cần hiểu nghĩa từ. Đọc chụp hình được từ và nghe chuẩn bằng từ điển phát âm chuẩn Mỹ (Merriam Webster, bản miễn phí).
Khuyến khích trẻ phát âm theo:
Xem các bài dạy phonics (đánh vần tiếng Anh) qua video như phần thưởng, vui vẻ: chương trình Hooked on Phonics, Preschool Pre.
Luyện tập thực hành phonics bằng phần mềm Headsprout.
Bắt đầu tập đọc truyện ngắn chữ to đơn giản: sách hoặc phần mềm Razkids.
IV. Dạy con Học giao tiếp tiếng Anh
Con sẽ tập nói tiếng Anh ban đầu với người thân trước khi nói chuyện được với người lạ, người nước ngoài.
Cách học theo phim Peppa Pig:
Cho con xem tập lồng tiếng Việt vài lần. Sau đó cho nghe để đỡ hại mắt, khi con đã hiểu toàn bộ ngữ cảnh và nhớ lời thoại của nhân vật bằng tiếng Việt rồi. Thì tìm đúng tên tập phim đó trên Youtube.
Copy phần tên tập phim bằng tiếng Anh đó, tìm là ra tập phim tiếng Anh nguyên gốc.
Cho con xem và nghe tập tiếng Anh gốc con đã hiểu hết tất cả các từ và câu giao tiếp.
Khi con nghe nhiều sẽ thuộc. Bố mẹ giúp con tập giao tiếp đóng vai diễn kịch để thực hành trong thực tế cuộc sống.
V. Xây dựng nền tảng toán học cho trẻ
1. Lứa tuổi 3-4.5 tuổi
Tập đếm trong phạm vi 3, 5, 10, 20:
Đếm thành thạo xuôi và ngược trong phạm vi 20.
Đếm trên vật thật, các loại hình học, đếm chấm tròn, đếm trong khung 10 (ten frame).
Vị trí của đồ vật:
Bên trong-ngoài; bên phải-trái, bên phải – ở giữa – bên trái, trên-dưới, trên cùng-ở giữa-dưới cùng, bên cạnh.
Hình phẳng:
– Nhận biết và phân biệt được các hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
Hình khối:
– Nhận biết và phân biệt được các hình cầu, hình lập phương, hình nón, hình trụ.Phân loại:
– Giống nhau, khác nhau, phân loại hình bằng màu sắc, phân loại các đồ vật khác nhau theo màu, phân loại các đồ vật khác nhau theo hình.
2. Lứa tuổi 4.5 – 6 tuổi
Phạm vi tới 20:
Gắn số lượng đếm được với chữ số.
Đếm vàcho bé nhận biết 2 nhóm vật nhiều hơn/ít hơn 1 đơn vị. Dãy số xuôi và ngược. Số lượng chấm còn thiếu để tạo được khung 10 (ten frame). Cách quãng 2,quãng 5, cách 10 (phạm vi 100).
Phân biệt, Nhận biết:
– phân biệt hai nhóm đồ vật xem đủ hay thiếu: bát – thìa.
– Số lượng nhiều hơn ít hơn hay bằng nhau (nhóm các đồ vật giống nhau và nhóm có các đồ vật khác nhau).
-Phân biệt hai số, ba số trong phạm vi 20: số nào nhỏ nhất, lớn nhất
Pattern (mẫu):
– Sao chép lại dãy hình có sẵn: về màu sắc, kích cỡ, các loại hình.
– Tìm mẫu sẽ xuất hiện tiếp theo trong 1 dãy mẫu có quy luật.
Đo lường:
– Dài và ngắn; cao và thấp; nặng và nhẹ;
Chứa được nhiều hơn hay ít hơn, về kích thước to hay nhỏ
– Tập đo theo một đơn vị cho trước.
Nhận biết về tiền
Hình học:
– Nhận biết, phân biệt hình phẳng, chỉ ra đúng hình yêu cầu trong 3 hình khác nhau
– Nhận biết, phân biệt hình khối, chỉ ra đúng hình yêu cầu trong 3 hình khác nhau
Cộng trừ:
– Bằng vật thật bằng cách đếm
– Bằng số
VI. Khám phá thế giới khoa học
Trẻ mầm non và tiểu học theo các sách Mỹ phân chia Khoa học theo 4 lĩnh vực chính sau:
I. Life Science (Khoa học đời sống)
II. Physical Science (Khoa học vật lý)
III. Earth Science (Khoa học trái đất)
IV. Process Science (các kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ…, các dụng cụ sử dụng khi làm thí nghiệm)
I. Life Science (Khoa học đời sống)
1. Living/Non-Living (Vật sống/không sống)
2. Animals (Động vật)
3. Plants (Thực vật)
4. Senses (Các giác quan)
5. Food Chains (Chuỗi thức ăn)
6. Food and Nutrition (Thức ăn và dinh dưỡng)
7. Life Cycle (Vòng đời)
II. Physical Science (Khoa học Vật lý)
1. Light (Ánh sáng)
2. Properties (Đặc tính)
3. Magnets (Nam châm)
4. Things Move (Di chuyển của vật)
5. Solids, Liquids, and Gases (Chất rắn, lỏng, khí)
III. Earth Science (Khoa học Trái đất)
1. Earth, Moon, and Sun (Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời)
2. The Solar System (Hệ mặt trời)
3. Weather (Thời tiết)
4. Seasons (Mùa)
5. Earth’s Surface (Bề mặt trái đất)
6. Clouds, Wind, and Storms (Mây, Gió và Bão)
7. Water cycle (Chu trình của nước)
IV. Process Science (các kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ…, các dụng cụ sử dụng khi làm thí nghiệm)
1. Skills: Hypotheses, Data Sheets, Using Diagrams, Draw Conclusions, Observation vs. Inference, Identify and Control Variables, Using Graphs…
2. Tools: Thermometers, Balance Scales…
Khoa học là các sự vật hiện tượng đó đang tồn tại và không hề tách rời với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Các bố mẹ dạy con hãy đưa các kiến thức từ sách vở vào thực tế cuộc sống. Vừa sinh động, dễ hiểu, dễ nhập tâm cho trẻ.
Mục đích ở lứa tuổi này là KHƠI GỢI niềm yêu thích, say mê khám phá cuộc sống xung quanh. Làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức. Khoa học được tổng hợp lại trong sách vở và đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực nào mà con thực sự say mê ở các lứa tuổi lớn hơn.
Khi dạy con Phụ huynh không nên đặt nặng việc tiếp thu được gì và kiểm tra kiến thức quá nhiều. Điều đó sẽ làm giảm sự hứng thú của trẻ.
Phân biệt “living things” và “non-living things” thông qua các định nghĩa có trong sách. Tập cho con nhận biết “living things” và “non-living things” từ những thứ trong nhà, xung quanh con.
Phân biệt “living things” và “non-living things” là điều quan trọng nhất. Đặt viên gạch đầu tiên cho các cơ sở tìm hiểu về Khoa học đời sống sau này.
Cho tới sau này khi bắt đầu vào tiểu học, mỗi năm học trẻ lại được học kỹ hơn và sâu hơn về vấn đề này.
Một đặc điểm đặc biệt của “living things” rất hay là đáp ứng/phản ứng của vật sống với tác động/thay đổi bên ngoài tới chúng
Trong non-living things còn phân ra “never alive” và “once alive” nữa, ví dụ như cái ví, thắt lưng làm từ da cá sấu là once alive…
Dạy con Nhận biết về bản thân
Các bộ phận chính của cơ thể.
Năm giác quan.
Chúng mình giống nhau và khác nhau thế nào.
Động vật
Phân loại , liệt kê các động vật điển hình theo nơi ở của chúng như động vật nông trại, động vật hoang dã, động vật sống dưới biển…
Các bộ phận chính của động vật: thân mình, cánh, mỏ, đuôi, vòi…
Nhận biết con của các loại động vật đó: chỉ cho con trên thực tế và làm các bài tập matching
Thức ăn của động vật: con dê ăn gì, con hổ ăn gì, con cá ăn gì…
Nhận biết về bản thân
Các bộ phận chính của cơ thể.
Năm giác quan.
Chúng mình giống nhau và khác nhau thế nào.
Động vật
Phân loại , liệt kê các động vật điển hình theo nơi ở của chúng như động vật nông trại, động vật hoang dã, động vật sống dưới biển…
Các bộ phận chính của động vật: thân mình, cánh, mỏ, đuôi, vòi…
Nhận biết con của các loại động vật đó: chỉ cho con trên thực tế và làm các bài tập matching
Thức ăn của động vật: con dê ăn gì, con hổ ăn gì, con cá ăn gì…
Vòng đời (life cycle) điển hình của một số loại động vật: vòng đời của một con bướm, con ếch, con chim.
Các mẹ ở nông thôn có thể cho con thấy qua thực tế, Các mẹ thành phố tìm trong sách vở, youtube có rất nhiều, hoặc có thể quan sát qua động vật nuôi trong nhà hay loài muỗi…
Bước đầu hiểu về cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ động vật.
Thực vật
Các bộ phận chính của cây: Thân, rễ, cành, lá, hoa, hạt, con lớn hơn nữa thì giới thiệu nhụy hoa, vai trò của từng bộ phận của cây. Gặp cây nào xung quanh con cố gắng giới thiệu cho con càng nhiều càng tốt.
Các nhu cầu thiết yếu để cây có thể sống và lớn lên.
Giới thiệu cho con về loại cây có hoa, loại cây không có hoa (flowering and non-flowering plant)
Vòng đời điển hình của cây: các bố mẹ ở nông thôn có thể cho con xem vòng đời của cây lúa, các loại cây hoa màu ngoài cánh đồng, trong vười nhà.
Ở thành phố các mẹ có thể cho con gieo hạt đậu đen, đậu xanh trên bông ẩm trong cốc nhựa, sau khi các cây nảy mầm đánh vào các chậu cây.
Bước đầu hiểu về cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ thực vật..
Thời tiết/Mùa
Giải thích cho con hiểu bây giờ đang là mùa gì, đặc điểm về nhiệt độ (nóng, ấm, lạnh, mát). Lượng mưa của từng mùa.
Ví dụ mùa xuân ở Hà Nội có mưa phùn. Có cây cối đâm chồi nảy lộc, có hoa đào, mùa hè nóng bức nhà mình hay đi biển, mùa đông trời lạnh.
Ở Việt Nam không có tuyết nhưng nhiều nước trên thế giới có tuyết rơi. Mùa đông có ông già Noel, có người tuyết…
Cho con nhận biết mùa nào thì mặc trang phục nào phù hợp.
Trái đất, mặt trăng, mặt trời, hệ mặt trời.
Trẻ nhỏ thường rất thích thú tìm hiểu về mặt trăng, mặt trời.
Các mẹ có thể cho con phân biệt ngày đêm. Quan sát mặt trăng (hàng ngày từ lúc trăng hình bán nguyệt cho tới khi trăng tròn, rồi lại khuyết dần).
Xem các clip về Trái đất, mặt trăng, mặt trời, hệ mặt trời trên youtube, trong các sách.
Nhận biết chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự biến đổi ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí của nước.
Cho trẻ cầm, nắm, sờ các chất rắn, vật rắn có trong gia đình, xung quanh trẻ.
Đổ nước ra bề mặt, rót nước vào các vật đựng khác nhau để trẻ quan sát sự thay đổi hình dạng của nước. Chỉ cho trẻ hơi nước bốc lên từ ấm nước, nồi cơm, nồi canh
Nhận biết chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự biến đổi ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí của nước.
Làm thí nghiệm đun nước sôi trong ấm chỉ cho trẻ thấy nước đã chuyển sang dạng khí.
Cùng con rót nước nguội vào khay làm đá và cho vào tủ lạnh rồi chúng mình cùng chờ. Sau đó lấy khay đá ra cho con sờ.
Quan sát chỗ nước rót lúc trước đã chuyển sang thể rắn. Để viên đá vào cốc trong không khí thường quan sát viên đá dần tan ra trở lại thể lỏng.
Chúc các bố mẹ học và chơi với con vui vẻ và hiệu quả nhé!
Tại đây:
Be First to Comment