fbpx Press "Enter" to skip to content

Quản lý tài chính cách quản lý hợp lý

Quy tắc quản lý tài chính của người tự lập cho cuộc sống hạnh phúc

Hãy biết quản lý đồng tiền bạn kiếm được để có được cuộc sống chủ động, thoải mái và hạnh phúc hơn.

Tiền là một phần quan trọng trong cuộc sống vì đó là phương tiện để bạn thực hiện kế hoạch, mục đích, có được sự an toàn, bảo vệ… Tiền không đem lại hạnh phúc, nhưng nếu quản lý được tiền, bạn sẽ không rơi vào những tình cảnh báo động, thiếu thốn và cảm thấy lo lắng vì không xoay sở được.

Quản lý tài chính không khó như bạn nghĩ, và mỗi người chúng ta đều có thể làm được với 9 nguyên tắc cơ bản sau đây:

quản lý tài chính
quản lý tài chính cá nhân

1. Nhìn nhận năng lực quản lý tài chính của bản thân

Hãy học cách chủ động và đặt năng lực tài chính của mình lên hàng đầu để giúp bạn hình thành thói quen tự chi trả cho bản thân. Nếu bạn đang có một hóa đơn cần phải thanh toán nhưng chỉ thanh toán được 20%, thì vẫn hãy tự trả khoản 20% đó trừ vào ngân sách của mình thay cho việc vay nợ hay xin hỗ trợ từ người thân. Dần dần bạn sẽ tạo được thói quen tự chi trả cho bản thân và tự động nâng cao khả năng này của mình.

2. Tỉnh táo trong tiết kiệm – đầu tư quản lý tài chính hợp lý

Quy tắc số một trong quản lý tài chính là luôn để ra một quỹ khẩn cấp từ tương đương với chi phí sống trong 3-6-9 tháng để có thể chủ động xử lí mọi tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ như hỏng hóc, tai nạn hay trả tiền viện phí … Sau đó mới tính đến việc đầu tư tiền của mình vào đâu.

3. Đừng tiêu phí vào bất động sản

Đừng chi quá 300% tổng thu nhập của gia đình vào việc mua nhà vì đó có thể khiến tiền của bạn bị chộn chặt trong tài sản. Các chuyên gia khuyên bạn nên lên kế hoạch 7 năm trước khi bắt đầu mua bất động sản.

4. Đầu tư mua bảo hiểm đó cũng là một trong số những cách quản lý giúp tài chính của bạn luôn ở mức ổn định

Mua bảo hiểm nhân thọ là một bước đi khôn ngoan khi bạn đã có gia đình và con cái. Bảo hiểm có thể đảm bảo hai mục tiêu trong cuộc sống là đề phòng những rủi ro xảy ra như tử vong và tiết kiệm một khoản tiền lớn cho một mục tiêu trong vài chục năm nữa. Bảo hiểm nhân thọ đảm bảo rằng ngày cả khi bạn qua đời hay mất nguồn thu nhập, gia đình vẫn có thể chi trả những khoản nợ lớn hay lo chi phí giáo dục cho con cái.

5. Luôn để tâm đến mâu thuẫn lợi ích của dịch vụ, sản phẩm tài chính

Trước khi quyết định sử dụng một sản phẩm, dịch vụ tài chính, bạn phải hiểu rõ và cảm thấy thoải mái với sự tư vấn được đưa ra để thuyết phục bạn thực hiện giao dịch.

Khi trao đổi với tư vấn viên tài chính, hãy đặt 2 câu hỏi: người này có đang đầu tư vào những khoản mà họ tư vấn cho chúng ta không? Và họ được trả công như thế nào cho lời tư vấn này?

6. Bảo vệ người thân trước những thời điểm tồi tệ nhất

Di chúc, giấy ủy quyền hay di chúc sống là những cách phổ biến mà nhiều người áp dụng khi phải đối mặt với những khoảng thời gian khó khăn như mất khả năng lao động, tử vong.

Nên có bản cứng của các văn bản trên để bảo vệ cho người thân của mình.

7. Kiểm tra những người thụ hưởng

Thông tin của những người thụ hưởng tài khoản ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ… cần được ghi rõ và cập nhật. Tranh chấp có thể xảy ra nếu thông tin người thụ hưởng không rõ ràng. Hãy xem xét lại thông tin người thụ hưởng sau mỗi sự kiện lớn trong cuộc sống như: kết hôn, li dị, sinh con hay tử vong.

8. Xây dựng một danh sách đầu tư sinh lời bất cứ biến động nào của thị trường

Phân bổ tiền một cách thông minh để tránh rủi ro do liên quan đến đầu tư. Có một quy tắc thú vị để biết xem bạn nên đầu tư vào cỏ phiếu hay trái phiếu: hãy lấy 110 trừ đi số tuổi của bạn để biết nên đầu tư bao nhiêu vào cổ phiếu, còn lại hãy dành cho trái phiếu. Chẳng hạn một người 50 tuổi nên đầu tư 60% số tiền tiết kiệm vào cổ phiếu để sinh lời và 40% vào trái phiếu để đảm bảo. Đây là cách để khởi đầu an toàn, sau đó bạn có thể điều chỉnh lại theo khả năng chấp nhận rủi ro của mình.
Cũng đừng mang tiền dành cho kế hoạch dưới 5 năm của bạn đi đầu tư: thay vì đó, hãy đặt vào các quỹ tiền tệ hay gửi tiền mặt trọng ngân hàng, vì 5 năm trôi qua rất nhanh và bạn sẽ cần sử dụng đến khoản tiền này sớm, nên đừng để nó rơi vào rủi ro.

Nếu bạn không muốn mạo hiểm đầu tư, hãy ủy thác cho quỹ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.

9. Thiết lập danh sách đầu tư giá trị:

Một danh mục đầu tư cơ bản nên có khoảng 15 – 20 khoản đầu tư. Tỷ trọng tối đa của một cố phiếu trong danh mực không nên quá 10%, và hãy mua thành 3 phần. Ví dụ nếu một khoản đầu tư chiếm 9% danh mục, hãy mua 3% vào 3 thời điểm khác nhau. Đây là cách bình quân hóa chi phí đầu tư, để bạn không phải giờ phải mua cổ phiếu tại giá đỉnh điểm.

Cũng nên nhớ không nên đầu tư quá 30% danh mục vào một ngành duy nhất.

Tại đây:

Làm sao để có thể làm nên việc lớn? cần những yếu tố nào?

Những bài học làm giàu kinh điển từ tỷ phú Jack Ma

Be First to Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay: 0934 409 424