fbpx Press "Enter" to skip to content

TẠI SAO SỮA CHUA NẾP CẨM LÀ MÓN ĂN ƯA THÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT

Với khí hậu Nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, để có được món ăn ngon, bổ rẻ và mang hương vị quê hương, mát lành hẳn không phải là khó. Nhưng để có được một món ăn đi vào lòng người thì hẳn là không hề dễ dàng.

Hà Nội người ta biến đến Phở, Cốm Làng Vòng hay mùi hoa sữa ngào ngạt giữa mùa Thu mát mẻ, Sài Thành mọi người biết đến bánh tráng trộn, và những cái nắng quanh năm dịu nhẹ đến nao lòng. Còn với vùng quê mát mẻ quanh năm, khí hậu trong lành như vùng núi Tây Bắc người ta lại nhớ đến hương vị Sữa chua nếp cẩm không thể nào quên của vùng đất Mộc Châu, Sơn La. Với bất cứ ai, khi tới vùng đất yên bình này đều lấy đó là món quà mang về như một đặc trưng của vùng đất nơi đây.

Sữa chua nếp cẩm  là món ăn vốn xuất phát từ miền Bắc nhưng lại được người dân miền Nam khá ưa chuộng, bởi không khí nắng nóng quanh năm. Bạn hãy thử tưởng tượng, khi mệt mỏi được cốc sữa chua nếp cẩm và cảm nhận sữa chua tan trong miệng hòa quyện cùng hạt gạo cẩm thì ngon biết mấy.

Trong cốc sữa chua nếp cẩm ngon mà chúng ta ăn hàng ngày thì thành phần chính là sữa chua và hạt gạo nếp cẩm. Sữa chua thì chúng ta quá quen thuộc hàng chục năm nay rồi, từ cách làm đơn giản đến lợi ích của nó đối với sức khỏe như tốt cho tiêu hóa, chứa nhiều vi khuẩn có lợi… Còn với gạo cẩm dường như chúng ta chỉ biết nó màu tím và tốt cho hệ tim mạch hay người tiểu đường mà dường như quên đi nó đến từ đâu và lợi ích nó mang lại cho sức khỏe chúng ta. Nhân đây tôi cũng có chút chia sẻ với các bạn bằng vốn hiểu biết của mình, các bạn đọc cùng tôi nhé:

Theo nghiên cứu cho thấy, tất cả các loại lúa gạo đều được bắt nguồn từ một vùng đất Trung Quốc cách đây khoảng 10,000 năm. và trong một mẻ trồng lại xuất hiện 2 loại lúa khác nhau( một loại được biết đến như là giống lúa của Châu Á, giống còn lại là loại của Châu Phi) từ đó tách ra hàng trăm giống lúa khác nhau. Ngay như Vùng Đồng bằng Trung Du Bắc Bộ đã có tới hàng chục, hàng trăm giống lúa được lai tạo như hiện nay. Trong 2 loại lúa đó lại có loại hạt dài, hạt ngắn, có loại khi nấu lên lại rất dẻo do chứa nhiều amylopectin mà ngày nay người ta gọi là lúa nếp. Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tì vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày….

Gạo cẩm ngon

 Với hàng trăm loại gạo đó cũng có hàng trăm màu sắc khác nhau, có loại màu hồng, nâu, đỏ thậm chí màu đen. Trong đó, đặc biệt nhất là màu đen mà chúng ta gọi là nếp cẩm. Còn gạo nếp cẩm như hiện nay có màu tím thẫm, nguyên nhân sinh ra loại hạt màu này do sự dư thừa anthocyalin, một chất chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt, chất này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị các bênh mắt, ung thư, tim phổi….
Một điều thú vị về lịch sử loại gạo nếp cẩm này là khá khó trồng, nó chỉ chiếm 10% so với các giống lúa khác. Trong lịch sử Trung Quốc, gạo nếp cẩm còn được mệnh danh là gạo hoàng đế, gạo cấm bởi chỉ có những người giàu có mới thưởng thức được loại gạo tuyệt đỉnh này. Ngày nay, gạo nếp cẩm được tìm thấy khá dễ dàng trong các siêu thị hay thậm chí các cửa hàng bán gạo nhỏ lẻ. Trong ẩm thực, gạo nếp cẩm được kết hợp với khá nhiều thực phẩm khác mà một trong số là là Sữa chua để làm nên món Sữa Chua Nếp Cẩm tuyệt vời như ngày nay.

TẠI ĐÂY: 

> CÁCH LÀM SỮA CHUA NẾP CẨM 

> CÁCH KÉO DÀI THỜI GIAN BẢO QUẢN SỮA CHUA

>SỮA CHUA NẾP CẨM MÓN NGON NGƯỜI VIỆT

> SỮA CHUA NẾP CẨM MỘC CHÂU

> SỬ DỤNG SỮA CHUA NẾP CẨN CÓ TĂNG CÂN KHÔNG??


Be First to Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay: 0934 409 424